ADB công bố báo cáo cập nhật triển vọng phát triển Châu Á năm 2012
Đăng ngày: 12/10/12Ngày 3/10/2012, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tổ chức họp báo công bố báo cáo cập nhật triển vọng phát triển Châu Á 2012.

Theo báo cáo cập nhật này, ADB đã dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Châu Á trong năm 2012 và năm 2013 sẽ giảm đáng kể sau nhiều năm tăng trưởng nhanh, đồng thời sẽ phải chuẩn bị cho một thời gian dài phát triển với tốc độ vừa phải khi mà kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục suy giảm.
Trong bản báo cáo cập nhật triển vọng Châu Á 2012, ADB dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực Châu Á sẽ giảm xuống mức 6,1% trong năm 2012 và 6,7% trong năm 2013, thấp hơn so với mức 7,2% trong năm 2011. Trong đó, Trung Quốc sẽ tăng trưởng 7,7% trong năm 2012 và 8,1% trong năm 2013, giảm so với mức tăng trưởng 9,3% năm 2011. Suy thoái ở Trung Quốc đang gây tác động dây chuyền tới khu vực Đông Á, khi mà lượng cầu hàng xuất khẩu vùng này sụt giảm. Đối với Ấn Độ, tăng trưởng GDP sẽ giảm từ mức 6,5% trong năm 2011 xuống 5,6% trong năm 2012. Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ được điều chỉnh xuống do nhu cầu đầu tư yếu, dự kiến sẽ làm chậm sự tăng trưởng của Nam Á xuống mức 6,4% trong năm 2013.
Cũng theo báo cáo cập nhật, tăng trưởng khu vực Đông Nam Á sẽ tăng lên hơn 5% trong năm 2012. Tăng trưởng của Trung Á được dự báo tăng lên mức 5,7% trong năm 2012 và tăng 6% trong năm 2013. Khu vực Thái Bình Dương được dự báo duy trì ở mức 6% vào năm 2012.
Đối với Việt Nam, ADB cũng dự báo tăng trưởng Việt Nam ở mức 5,1% trong năm 2012 và 5,7% trong năm 2013, thấp hơn mức dự báo 6,2% trước đó. Lạm phát được dự báo ở mức 7% vào cuối năm 2012, trước khi lên mức 9,4% vào năm 2013
Ông Tomoyuki Kimura cho rằng, ADB ủng hộ các kế hoạch cải cách lĩnh vực tài chính và doanh nghiệp nhà nước mà Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt và đánh giá cao các bước đi quan trọng đã được tiến hành cho đến nay như việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Hoạt động kinh tế trong nửa cuối năm 2012 sẽ được cải thiện nhờ các chính sách thực hiện trong đầu năm 2012 và việc thu ngân sách thường có xu hướng tăng vào cuối năm. Dự kiến, chi tiêu ngoài ngân sách của Chính phủ thông qua phát hành trái phiếu trong nước cũng sẽ tăng lên trong các tháng cuối năm. Tiêu dùng cá nhân tăng lên do lạm phát thấp hơn.
Từ Khóa: TB, TH, Ngân Hàng, NH, ADB, Đông Nam Á, Đầu Tư,
Các tin tức khác