Dòng chảy tín dụng vẫn... "bí" đầu ra
Đăng ngày: 04/11/2014Sau gần một tháng kể từ ngày 18-3, khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định hạ một số mức lãi suất điều hành trong đó trần lãi suất huy động kỳ hạn từ 1 đến 6 tháng xuống mức 6% thay vì 7% trước đó, kỳ vọng kéo lãi suất cho vay xuống thấp hơn của nhiều người dường như vẫn chỉ là “kỳ vọng”. Và trong bối cảnh nguồn vốn huy động đang dồi dào mà đầu ra vẫn “bí” thì câu chuyện khơi thông dòng vốn lại trở thành đề tài “nóng”.
Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
Doanh nghiệp chưa biết vay để làm gì
Theo khảo sát của phóng viên, ngoài việc hạ các mức lãi suất thuộc các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của
NHNN thì hầu hết các ngân hàng thương mại đều chưa có động thái hạ lãi suất cho vay ở các lĩnh vực khác.
Lý giải của các ngân hàng cho thấy, để hạ lãi suất cho vay cần có độ trễ, bởi lẽ, trước đó ngân hàng vẫn huy động với lãi suất cao hơn. Nhân viên một ngân hàng thương mại cổ phần lớn chia sẻ, NHNN chỉ áp trần lãi suất huy động ở các kỳ hạn ngắn, nên người dân đang chuyển sang các kỳ hạn dài. Chính vì vậy, ngân hàng vẫn phải trả lãi suất huy động cao hơn mức 6%. Cùng với đó, đầu ra vẫn đang "bí" nên hiện nay ngân hàng chưa thể tính toán để hạ lãi suất cho vay.
Theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), chính sách tiền tệ đã làm những gì cần làm và lãi suất cho vay hiện nay không còn là vấn đề đối với doanh nghiệp nữa. Với tình hình hiện nay thì doanh nghiệp chưa biết vay để làm gì và ngân hàng vẫn tiếp tục thừa vốn. Cho nên, dù lãi suất có hạ nữa nhưng không kích cầu thì doanh nghiệp cũng chưa thể thoát khỏi khó khăn.
, số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản đã tăng mạnh trong khi con số thành lập mới không nhiều. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc số doanh nghiệp còn hoạt động hiện nay mà sản xuất kinh doanh tốt không nhiều. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dòng vốn vẫn đang “nằm im” trong các nhà băng và ngân hàng đang phải “sống” với nỗi lo “ế” vốn.
Một nhân viên Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank) cho biết, trước đây ngân hàng thường áp chỉ tiêu huy động tín dụng cho nhân viên thì nay nhiệm vụ đó được thay bằng tìm kiếm khách hàng tốt để cho vay. "Nói chung, nhiệm vụ ngày càng khó bởi trong bối cảnh hiện nay khách hàng tốt khá hiếm, có doanh nghiệp tốt thì ngân hàng nào cũng muốn chào mời nên buộc chúng tôi phải cạnh tranh”, nhân viên này chia sẻ.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhìn nhận, lãi suất huy động tuy có giảm nhưng không thể kỳ vọng tín dụng tăng ngay được và lãi suất không còn là yếu tố quyết định đối với sự sống còn của doanh nghiệp hiện nay. Thực tế đã chứng minh, ở những giai đoạn tín dụng tăng trưởng "nóng" như những năm 2010 – 2012, lãi suất cao ngất tới 25-27%/năm nhưng doanh nghiệp vẫn muốn vay bởi họ nhìn thấy cơ hội làm ra tiền để trả nợ.
Vốn tạm thời “chảy” sang trái phiếu
NHNN cho biết, trong bối cảnh tín dụng tăng thấp, hệ thống ngân hàng đã tăng cường đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Từ đầu năm đến nay, các TCTD đã mua khoảng 83% lượng trái phiếu Chính phủ phát hành (số liệu đến 28-3-2014) với tổng lượng trái phiếu Chính phủ phát hành khoảng 81.600 tỷ đồng.
Cơ quan này cũng nhìn nhận, trong điều kiện các TCTD chưa thể mở rộng tín dụng mặc dù lãi suất cho vay đã giảm mạnh, thì việc các TCTD tăng cường đầu tư vào trái phiếu Chính phủ còn là một sự linh hoạt vừa đem lại hiệu quả đầu tư của nguồn vốn huy động phải trả lãi, đồng thời tăng dự trữ thanh khoản.
Nhìn một cách tổng thể, sức cầu của nền kinh tế vẫn còn yếu. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, trong quý I năm 2014, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước đạt 701,402 nghìn tỷ đồng, nếu loại trừ yếu tố giá mức tăng là 5,13%, cao hơn mức tăng 4,5% của cùng kỳ năm trước. Và
nghiệp vẫn đang trong giai đoạn "ốm yếu".
Theo baohaiquan.vn