• Trang chủ
  • Dịch vụ ngân hàng
    • Ngân hàng cá nhân
      Cho vay
      Vay học hành
      Vay sản xuất - kinh doanh
      Vay đầu tư
      Vay mua nhà, ôtô, laptop
      Vay tiêu dùng

      Thẻ
      Thẻ tín dụng
      Thẻ ghi nợ

      Tiết kiệm
      Tiết kiệm tích lũy
      Tiết kiệm có kỳ hạn

      Tài khoản
      Tiền gửi thanh toán
      Tiền gửi có kỳ hạn

      Dịch vụ khác
      Tiện ích ngân hàng
      Giữ hộ tài sản
      Dịch vụ du học
      Séc du lịch
      Dịch vụ bảo lãnh
      Chuyển tiền - Kiều hối
      Thu đổi ngoại tệ
      Thanh toán hóa đơn

    • Ngân hàng doanh nghiệp
      Cho vay
      Tài trợ xuất - nhập khẩu
      Tài trợ vốn lưu động
      Tài trợ dự án

      Tài khoản
      Thu chi hộ
      Tiền gửi doanh nghiệp

      Bảo lãnh
      Bảo lãnh trong nước
      Bảo lãnh ngoài nước

      Thanh toán quốc tế
      Thư tín dụng
      Nhờ thu
      Chuyển - nhận tiền

      Dịch vụ khác
      Bao thanh toán
      Cho thuê tài chính
      Thẻ tín dụng doanh nghiệp
      Dịch vụ tiện ích

  • Ngân hàng
    • Ngân hàng trong nước
    • Ngân hàng nước ngoài
  • Cty tài chính
  • Tin tức
    • Tin tức ngân hàng
    • Tin tức thị trường
    • Ngân hàng và cộng đồng
    • Giá Vàng

    • Chứng Khoán
    • Tỷ Giá
    • Lãi Suất




Kinh doanh bất động sản: Cái lý của kẻ chơi ngang

Đăng ngày: 7/2/13

Sau một thời gian mải mê với phân khúc chung cư cao cấp, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang loay hoay tìm kiếm nơi trú chân mới.


Nhà ở xã hội hay chung cư bình dân có phải là những phân khúc đem lại sự sống cho các doanh nghiệp bất động sản?

Kinh doanh bất động sản: Cái lý của kẻ chơi ngang

Dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội) của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng HUD1. Ảnh: Chí Cường
 
Kẻ chơi ngang
 
Người ta biết nhiều đến Đực Đất Lành (Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành - TP.HCM) khi tên tuổi của ông gắn liền với căn hộ nhỏ giá thấp. Nhưng ít ai biết được rằng, hành trình đến căn hộ nhỏ bình dân của ông là cả một khoảng thời gian dài tâm huyết nghiên cứu, khảo sát và cả đấu tranh. 

Vào những năm 2008-2009, khi Đất Lành tung ra thị trường căn hộ từ 40 m2 trở lên với giá 600 triệu đồng, giới đầu tư bất động sản ngoài Bắc tếu táo gọi ông là Đực “rồ”, còn trong Nam gọi ông là “lão vác gậy chống trời”. Lúc đó, thị trường bất động sản đang sốt xình xịch, hàng nào cũng chạy, chẳng kể to nhỏ, ấy mà ông lại vẽ chuyện, theo cách nói nhiều người trong giới, đưa ra căn hộ vừa tầm giá với lời khuyến cáo thẳng thừng: chỉ nên mua nhà để ở, còn mua để kinh doanh sau này lời lỗ đừng trách.

Ông có lý riêng của mình, rằng người nghèo không thắc mắc người giàu lấy đâu tiền để mua nhà cao cửa rộng, thì người giàu cũng không nên thắc mắc vì sao người nghèo phải ở trong căn hộ 30 - 40 m2. Nếu những người soạn thảo Luật Nhà ở chịu khó đến từng khu nhà ở công nhân, từ quận 1, nơi đắt đỏ nhất TP.HCM đến khu Củ Chi, Hóc Môn, để thấy có người phải thuê những căn phòng chỉ hơn 8 m2 để ở, hay thấy đa phần dân nhập cư phải ở phòng trọ, thậm chí là tạm bợ trong những công trường…, thì sẽ hiểu vì sao người dân lại thèm khát sở hữu những căn hộ vài chục mét vuông đến vậy.

“Trong khi những người có mức thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng chiếm đa phần trong số người dân lao động, thì căn hộ tiền tỷ sẽ bán cho ai?”, ông đặt câu hỏi khi trực tiếp khảo sát những căn nhà trọ giá rẻ mà nhiều cặp vợ chồng mới đang ở và làm việc vì ước mơ xa vời về một căn hộ của riêng mình.

Và những căn hộ nhỏ xen kẽ với các căn hộ diện tích vừa và lớn trong cụm chung cư Thái An, thậm chí, các căn hộ to và vừa của Thái An đều được thiết kế tách đôi đường điện nước và cửa chính… là câu trả lời của ông Đực cho câu hỏi trên.

Câu chuyện thời thế

Cách mà Đất Lành đang áp dụng tại cụm chung cư Thái An có thể coi là ví dụ điển hình của bài toán thời thế.

Hiện tại, thiết kế của cụm chung cư Thái An vẫn đảm bảo yêu cầu về diện tích tối thiểu của các căn hộ, tỷ lệ của các căn hộ trong toà nhà. Nhưng với cách thiết kế trên, như ông Đực chia sẻ, khi chính sách thay đổi, căn hộ diện tích nhỏ được chấp thuận tồn tại, Đất Lành sẽ có hàng ngay để phục vụ khách hàng.

Cùng trong chặng đường tìm lối ra mới như Đất Lành, nhưng Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) lại chọn chỗ trú chân ở phân khúc nhà ở xã hội. Cuối tháng 1/2013 vừa qua, đơn vị này đã có tờ trình gửi UBND TP. Hà Nội đề xuất chuyển đổi 2 khu nhà cao tầng thương mại tại Dự án Nam An Khánh mở rộng tại huyện Hoài Đức, Hà Nội (diện tích 4,15 ha với khoảng 3.300 căn hộ) thành nhà ở xã hội.

Ông Nghiêm Văn Bang, Tổng giám đốc HUD cho biết, cùng với dự án nêu trên, năm 2013, Tổng công ty cũng triển khai xây dựng 1.000 căn hộ cho người có thu nhập trung bình và thấp tại Khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) và Dự án Nhà ở xã hội Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (huyện Mê Linh, Hà Nội). Các dự án nhà ở xã hội của HUD sẽ cung cấp tổng cộng khoảng 10.000 căn hộ cho các dự án tái định cư của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015.

Đổi lại, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ cho HUD vay khoảng 3.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi trong giai đoạn 2013 – 2015.

Trên thực tế, không chỉ HUD mới có nguyện vọng xin chuyển từ nhà thương mại sang nhà xã hội, nhiều nhà đầu tư trong Nam, ngoài Bắc cũng đang tìm chỗ trú chân mới có vẻ êm ái hơn những chông gai của thị trường bất động sản hiện tại.

Tập đoàn Nam Cường, chủ đầu tư Khu đô thị Đại Mỗ cũng đang có ý định xin chuyển một phần diện tích (khoảng 10 - 15 ha) tại khu đô thị này sang làm nhà ở xã hội. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Trần Oanh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn tỏ ra khá dè dặt. Theo ông Oanh, vấn đề chuyển đổi công năng dự án mới chỉ là chủ trương, trong khi điều kiện và thủ tục chuyển đổi tương đối phức tạp. Cùng với việc xem xét chuyển đổi công năng một phần dự án, Nam Cường cũng tìm kiếm các đối tác có tiềm lực trong và ngoài nước để hợp tác đầu tư xây dựng dự án.

Câu hỏi cơ chế

Thực ra, không phải đến bây giờ câu chuyện về nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp mới được đặt ra, song thực tế, hiệu quả của chương trình này gần như chưa thấy rõ. Trong một buổi làm việc với Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cách đây không lâu, ông Đực đã chia sẻ nhận định: “Phải khẳng định chương trình nhà ở xã hội đã thất bại”. Bộ trưởng Dũng cắt lời: “Anh Đực có nhiều đề xuất mang tính mở đường, ví dụ như căn hộ nhỏ bình dân giá thấp, nhưng anh nói chương trình nhà ở xã hội thất bại là chưa chính xác!”. “Thưa Bộ trưởng, chỉ đạt 1% kế hoạch không gọi thất bại thì gọi là gì?”, ông Đực thẳng thắn.

Ông Đực cũng đang kỳ vọng vào khả năng mở cơ chế đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. “Nên tạo một sân chơi sòng phẳng để nhiều doanh nghiệp cùng làm nhà giá thấp, chứ không nhất thiết phải là doanh nghiệp này hay đơn vị mới được làm. Cũng không phải xét duyệt người mua quá phức tạp vì có người đủ điều kiện, nhưng không có nhu cầu, người có nhu cầu lại kém điều kiện chút ít... Khi sân chơi, lụât chơi rõ ràng, sòng phẳng, thì người mua nhà sẽ thực sự được hưởng lợi”, ông chia sẻ mong muốn.

Tuy nhiên, cũng trong buổi làm việc với TP.HCM vào đầu tháng 1/2013, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng đã bày tỏ quan điểm, Bộ Xây dựng không có chủ trương làm nhà ở xã hội theo phương thức thương mại như đề xuất của một số doanh nghiệp. Lý do được đưa ra là mô hình nhà ở xã hội nhận được rất nhiều ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, giảm thuế… Vì vậy, Nhà nước phải kiểm soát chủ đầu tư, chứ không thể ưu tiên cho mọi nhà đầu tư. Các dự án bất động sản mà chủ đầu tư đã định hướng sai phân khúc khách hàng, thì bản thân các chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm.

“Nếu các doanh nghiệp đủ điều kiện làm nhà ở xã hội, thì Nhà nước ủng hộ, nhưng trên thực tế, có nhiều nhà đầu tư không đủ năng lực để thực hiện. Với quan điểm như trên, nhiều khả năng, làm nhà ở xã hội theo phương thức thương mại như đề xuất một số doanh nghiệp sẽ không có trong Dự thảo Nghị định Quản lý và phát triển nhà ở xã hội”, ông Nam nói.

Đây chắc chắn là tin vui với các doanh nghiệp đã có các dự án kinh doanh nhà ở xã hội như: Vinaconex, HUD, Handico, Viglacera…, cũng như các doanh nghiệp sẽ được chấp thuận tham gia phân khúc này. Bởi khi đó, họ sẽ tận dụng được nguồn vốn rẻ đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội, giải quyết được bài toán về vốn và thị trường. Tuy nhiên, câu hỏi về cơ chế để các doanh nghiệp bất động sản có thể chủ động lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp với mình, chủ động tiết giảm chi phí để có sản phẩm phù hợp với thị trường lại thực sự chưa rõ ràng.

Có thể lấy ý kiến của ông Bùi Đức Long, Tổng giám đốc Công ty Vicoland làm ý kết rằng, điều mà doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần nhất hiện nay là có thể hạ được các chi phí đầu vào như: tiền sử dụng đất, lãi suất ngân hàng và thời gian làm thủ tục triển khai dự án. Nếu có được các điều kiện này, doanh nghiệp có thể chủ động chuyển đổi, lựa chọn phân khúc, giảm giá các sản phẩm của mình theo nguyên tắc cung gắn với cầu. Khi đó, Nhà nước, doanh nghiệp và người mua cùng có lợi.
 
Theo Trung Kiên - Quang Hưng
Đầu tư



Từ Khóa: PT, BĐS, Nhà Nước, Doanh Nghiệp, Đầu Tư, Công Ty, Điều Kiện,


Tweet

Các tin tức khác

Nhiều doanh nghiệp tỷ đô lên sàn đầu năm 2017


Đông Nam Á - chiến trường mới của các đại gia Internet Trung Quốc


Những quà tặng được săn đón cho Tết Đinh Dậu


Khách hàng đầu tiên năm 2017 trúng xổ số gần 49 tỷ đồng


Người biểu tình – bài toán an ninh hóc búa trong lễ nhậm chức của Trump


Dồn dập tỷ phú USD mới: Bùng cháy giấc mơ người Việt giàu có


Thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 18.300 tỷ đồng


Thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây... có thể tăng giá nhẹ dịp giáp Tết


Triển vọng kinh tế Việt Nam 2017: Nhiều lý do để phấn khởi


Top 5 chỉ số kinh tế Việt Nam đáng chú ý năm 2016




Tin Ngân Hàng

Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu


Thống đốc tiếp tục yêu cầu kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, BOT, BT


Ngân hàng đã lỗ khi “chơi” với doanh nghiệp lớn


Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam


Tín dụng tiêu dùng cho bất động sản tăng mạnh


Giá vàng hôm nay 2/1: Tín hiệu buồn, ảm đạm đầu năm


Năm 2016: Những đồng tiền mất giá nhiều nhất


Những đồng tiền 'khốn khổ' trong năm 2016




    • Ý Kiến Mới Nhất

      • Tôi đã đăng ký SMS của ngân hàng đầu tư. Vui long cho biết cú pháp nhắn tin qua điện thoại truy vấn số dư ... Lê Thị Thanh Xuân
      • Chào ngân hàng online. Tôi muốn đăng kí dịch vụ mà khi tiền chuyển đến tk của tôi sẽ có tin nhắn đến số ... Nguyễn Đức Thành
      • Cho em hỏi,em muốn mở sổ tiết kiệm tại Ngân Hàng đầu tư chi nhánh Cầu Giấy.Giờ em muốn lấy lại thì phải ... Nguyen Thi thanh Tam
      • Em muốn gửi vàng vào Ngân Hàng ABC có được không ... hoa

Giá vàng 9999 (tr.đ/lượng)

Loại Mua vào Bán ra
SJC
SBJ

Tỷ giá NT( VNĐ )

Ngoại tệ Bán

Từ Khóa

ngoại tệ lãi suất xuất - nhập khẩu việt nam doanh nghiệp cổ phiếu trái phiếu chứng khoán giao dịch giá vàng hà nội kinh tế phòng giao dịch khối ngoại tổng hợp tín dụng vàng tin ngân hàng nhnn tin thị trường kết quả kinh doanh vn – index tài chính thị trường niêm yết kinh doanh bất động sản nhận định - bình luận đầu tư lợi nhuận bất động sản

Tagcloud

Ngân hàng cá nhân
Ngân hàng Doanh nghiệp
  • Cho vay
    • Vay học hành
    • Vay sản xuất - kinh doanh
    • Vay đầu tư
    • Vay mua nhà, ôtô, laptop
    • Vay tiêu dùng

  • Thẻ
    • Thẻ tín dụng
    • Thẻ ghi nợ

  • Tiết kiệm
    • Tiết kiệm tích lũy
    • Tiết kiệm có kỳ hạn

  • Tài khoản
    • Tiền gửi thanh toán
    • Tiền gửi có kỳ hạn

  • Dịch vụ khác
    • Tiện ích ngân hàng
    • Giữ hộ tài sản
    • Dịch vụ du học
    • Séc du lịch
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Chuyển tiền - Kiều hối
    • Thu đổi ngoại tệ
    • Thanh toán hóa đơn

  • Cho vay
    • Tài trợ xuất - nhập khẩu
    • Tài trợ vốn lưu động
    • Tài trợ dự án

  • Tài khoản
    • Thu chi hộ
    • Tiền gửi doanh nghiệp

  • Bảo lãnh
    • Bảo lãnh trong nước
    • Bảo lãnh ngoài nước

  • Thanh toán quốc tế
    • Thư tín dụng
    • Nhờ thu
    • Chuyển - nhận tiền

  • Dịch vụ khác
    • Bao thanh toán
    • Cho thuê tài chính
    • Thẻ tín dụng doanh nghiệp
    • Dịch vụ tiện ích

  • Trang chủ|
  • Dịch vụ ngân hàng|
  • Ngân hàng|
  • Tin tức|
  • Lưu trữ|
  • Liên hệ|
  • Hỏi đáp

Ngân Hàng

  • Ngân Hàng Vietcombank
  • Ngân Hàng BIDV
  • Ngân Hàng Đông Á
  • Ngân Hàng Bảo Việt

 

  • Ngân Hàng ACB
  • Ngân Hàng Sacombank
  • Ngân Hàng VIB
  • Ngân Hàng HSBC

Thông tin

  • Lãi suất
  • Tỷ giá
  • Giá vàng
  • Chứng khoán
  • ATM
  • Tin tức ngân hàng
  • Tin tức thị trường
  • Mua bán
Copyright © 2010 Nganhangonline.com, all right reserved.
Các thông tin trên Nganhangonline.com chỉ mang tính tham khảo.

Link tài trợ: Game Dien Thoai