Nguy cơ sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc
Đăng ngày: 10/04/2013 Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và là nền kinh tế đứng thứ 2 toàn cầu. Nhưng những vấn đề xã hội nhức nhối cùng với bong bóng tài sản sẽ làm thị trường này suy giảm sức mạnh và ảnh hưởng sâu sắc tới tương lai của nền kinh tế hùng mạnh này.
Cách đây không lâu, thành phố Thâm Quyến ở đông nam Trung Quốc là một "hiện tượng" của sự bùng nổ xuất khẩu. Ngày nay, nó đã trở thành một tiêu điểm của cuộc đấu tranh sinh tồn của Trung Quốc để duy trì biểu tượng tăng trưởng của quá khứ.
Quá khứ huy hoàng đã quá xa vời
Mức lương thấp, sự dễ dàng tiếp cận đối với thị trường nước ngoài, và một sự lãnh đạo hiểu biết về doanh nghiệp đã giúp biến đổi Thâm Quyến từ một làng nông nghiệp tẻ nhạt trở thành một trung tâm sản xuất với gần 150.000 lao động trong những năm 1990. Vào năm 1998, hơn 400 công ty nước ngoài thành lập trụ sở tại đây, sản xuất thiết bị điện tử, đồ chơi và đồng hồ để xuất khẩu.
Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng các công ty nước ngoài trong thành phố đã giảm xuống còn khoảng 150. Chi phí lao động tăng, thiếu đất và nhu cầu tiêu dùng từ phương Tây yếu dần đã đẩy nhiều doanh nghiệp ra khỏi đây; những công ty khác di chuyển đến các địa điểm có lao động rẻ hơn. Số lượng lao động nhập cư, vốn đã từng ào vào Thẩm Quyến vì cơ hội việc làm mới, cũng đã giảm còn gần một nửa.
Cùng với mức lương tăng cao và thiếu hụt trong lực lượng công nhân, nhiều nhà máy phải đóng cửa
Các tin xấu chồng chất đã đẩy các quan chức ở đây phải đi tìm các cơ hội tăng trưởng mới. Chúng được tập hợp lại và phân tích, mổ xẻ.
"Các ngành xuất khẩu không có tương lai lâu dài," theo ông Đặng Dư Đông, Bí Thư Đảng Cộng sản mới của Thâm Quyến, và là một người họ hàng xa của của Đặng Tiểu Bình, cựu lãnh đạo nổi tiếng với việc mở nền kinh tế của Trung Quốc ra bên ngoài sau nhiều năm bị cô lập.
Những thách thức của Thâm Quyến mang đến một cái nhìn khách quan trong những vấn đề hiện nay mà Trung Quốc phải đối mặt. Theo Cục Thống kê Quốc gia, tăng trưởng kinh tế trong nước đã giảm từ mức cao 14,8% trong quý II năm 2007 xuống 7,5% vào quý II năm 2013
Những lý do của sự trượt dốc
Trong nhiều thập kỷ, quốc gia đông dân nhất thế giới này dựa trên một công thức đơn giản để tăng trưởng. Trung Quốc kết hợp một nguồn lao động giá rẻ với các khoản đầu tư vào các nhà máy mới và cơ sở hạ tầng để phát triển nền kinh tế.
Đầu tư nước ngoài tràn ngập đã biến Trung Quốc trở thành một công xưởng chủ lực của thế giới. Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trung bình 10% trong những năm 1980, năm 1990 và 2000, theo Cục Thống kê.
Nhưng bây giờ, nhiều tiềm năng mà mô hình cũ của Trung Quốc sử dụng để thành công có vẻ đã tiêu hao rất nhiều.
Các thế mạnh về mức lương thấp cho công nhân mà đã giúp Trung Quốc thu hút nguồn vốn nước ngoài đang dần khô cạn. Trong khi đó, đầu tư vào thiết bị mới và các nguồn vốn khác cũng không có được năng suất tăng trưởng nhiều như trước.
Từ hàng nghìn công ty quốc tế vào đầu những năm 90, bây giờ chỉ còn hơn 150 công ty sản xuất tại Thâm Quyến
Sự biến đổi thành phần lao động là một phần lớn của sự chuyển đổi này. Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc giảm mạnh trong năm 2012, phá vỡ xu hướng tăng trưởng của thời kỳ đổi mới ba thập kỷ trước, phần lớn vì chính sách một con. Từ năm 2010 đến năm 2030, lực lượng lao động của Trung Quốc được dự đoán sẽ giảm 67 triệu người, nhiều hơn toàn bộ dân số của Pháp - theo dự đoán của Liên Hiệp Quốc.
Có ít lao động có sẵn và mức tiền lương đã tăng lên. Do vậy, lương của công nhân sau ba năm đã tăng thêm hai con số, theo số liệu của chính phủ, đẩy một số nhà sản xuất sang vòng tay của các đối thủ cạnh tranh có lao động giá rẻ như Bangladesh và Việt Nam.
Tăng trưởng xuất khẩu cũng giảm, từ mức trung bình 30%/năm từ năm 2003 và 2007 xuống 9,2% trong tám tháng đầu năm 2013, theo số liệu của Tổng cục hải quan.
Các vấn đề chồng chất không hẳn rõ ràng từ đầu. Nhìn từ một mức tổng quan, các vấn đề nan giải đã nổi lên sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi Trung Quốc đổ hàng nghìn tỷ USD tín dụng vào nền kinh tế. Hơn nữa, sự phát triển của các mối đe dọa này trầm trọng hơn sau việc xây dựng đường sắt, đường bộ và các hệ thống cơ sở hạ tầng lớn khác.
Cơ hội mong manh để quay lại đà tăng trưởng
Dù vậy, kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu mới về sự phục hồi gần đây, một phần là do việc cung ứng tiền tệ giá rẻ vào đầu năm đã giúp đỡ ít nhiều cho ngành sản xuất công nghiệp và các chỉ số quan trọng khác. Nhưng chỉ có một số ít những doanh nghiệp trong và ngoài nước tin rằng kinh tế Trung Quốc sẽ quay lại mức tăng trưởng trước đây.
Nhiều người dự đoán rằng nền kinh tế này sẽ phải chật vật để duy trì quỹ đạo hiện tại của nó trong trường hợp không có những cuộc cải cách mạnh mẽ từ nhà nước. Mặc dù Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, nó đang dần mất đi một số lợi ích tài chính trước đó, cùng với tỷ lệ tăng trưởng dựa vào xuất khẩu siêu giảm mạnh. Mức nợ tăng cũng làm nền kinh tế này chao đảo thêm.
Một cuộc họp quan trọng của những quan chức hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11 sắp tới đang được lên kế hoạch như một nỗ lực để đưa nền kinh tế đến một con đường bền vững hơn.
Hội nghị thượng đỉnh tháng 11, được tổ chức khoảng 5 năm một lần, có ý nghĩa lịch sử khá sâu sắc. Tại một trong những cuộc họp này, năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã vượt qua Mao Trạch Đông để lựa chọn người kế nhiệm Hoa Quốc Phong và đưa Trung Quốc tới con đường cải cách và mở cửa. Ông Đặng Tiểu Bình thúc đẩy chính sách hỗ trợ thị trường, sau đó nói rằng để một quốc gia phát triển thịnh vượng thì phải "cho một số người làm giàu trước."
Trăn trở của người lao động về các vấn đề xã hội
Năm 2013, Tổng Bí thư Tập Cận Bình một lần nữa phải đối mặt với những thách thức để tạo sức sống cho một nền kinh tế đang ngày càng cạn kiệt. Đặc biệt cấp bách, theo ý kiến của các nhà kinh tế, là sự sửa đổi cần thiết để có một hệ thống quan hệ cùng với các dịch vụ xã hội cho 260 triệu người lao động di cư ở Trung Quốc. Quy định hiện hành đòi hỏi họ phải trở về nơi sinh ra để được hưởng dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ bao cấp khác. Với một sự cản trở như vậy, mô hình thiếu khả thi đó sẽ dẫn đến một sự thất bại nặng nề về cơ cấu xã hội.
Thiếu sự hỗ trợ cho lao động nhập cư đã gây ra một hiệu ứng domino kinh tế. Nhiều người trong số họ tiết kiệm chi tiêu cho các dịch vụ cơ bản không được bảo hiểm nhà nước tài trợ. Tiêu thụ nội địa ở Trung Quốc giảm xuống còn khoảng 36% GDP nội địa, theo Cục Thống kê, thấp hơn nhiều so với mức 70% ở Mỹ. Điểm mấu chốt ở đây là: Trung Quốc dựa vào xuất khẩu và đầu tư của chính phủ để tăng trưởng kinh tế.
Kể cả các công ty rất thành công tại Trung Quốc cũng đang đối mặt với áp lực thị trường
Thâm Quyến cũng phản ánh nhiều những lợi thế của mô hình tăng trưởng trước đây của Trung Quốc, cũng như những bất ổn mới liên quan đến độ bền vững của mô hình này.
Khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa với thế giới bên ngoài trong những năm 1980, thành phố này đã được chuẩn bị cho một cuộc cất cánh thay đổi diện mạo. Với một vị trí chiến lược, chỉ cách Hồng Kông một giờ bay, Thâm Quyến đã bước vào nền kinh tế toàn cầu với các điều kiện hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế bùng nổ trong xuất khẩu.
"Nó giống như một ngọn đồi làm bằng vàng ngay bên ngoài cửa nhà", ông Đặng Dư Đông, bí thư đảng địa phương, cho biết.
Sự nguy hiểm của phụ thuộc thái quá vào xuất khẩu đã bắt đầu trở nên rõ ràng ngay từ cuối những năm 1990, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã khiến một số công ty ở Thâm Quyến lâm vào cảnh phá sản. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng đã đẩy nhiều doanh nghiệp khác vào cảnh thất bại. Trong thời điểm đó, hơn 200 doanh nghiệp đã bị phá sản hoặc phải di chuyển đến các địa điểm khác, nơi nguồn lực lao động và các chi phí kinh doanh rẻ hơn, theo một cuộc khảo sát do Hồ Biên, một giáo sư kinh tế tại Đại học Bắc Kinh chỉ đạo.
Để tồn tại, buộc phải thích nghi với môi trường mới
Các nhà máy vẫn còn tồn tại đến bây giờ phải đối mặt với mức sinh lời thấp hơn. Mức tăng tiền lương và tăng giá trị tiền tệ của Trung Quốc (tăng 34 % so với đồng USD kể từ năm 2005) đều mang đến những vấn đề nan giải cho các doanh nghiệp.
Hideo Aoyagi, tổng giám đốc của một công ty Nhật Bản sử dụng gần 4.000 công nhân trong thành phố, cho rằng ông cảm nhận được sự chấn động kinh tế từ trước. Ông cho biết chi phí tiền lương đã tăng 40 % kể từ năm 2007. Các công ty như Dongguan Shinano Motor, sản xuất động cơ cho tất cả mọi thứ từ ô tô đến nồi hơi, hầu như không thể hoà vốn ngay cả trong năm 2012. Năm nay, kết quả này dự kiến sẽ tốt hơn đôi chút, với lợi nhuận tăng khoảng 3%, ông Aoyagi nói.
Nhưng nếu các khách hàng quan trọng hơn chuyến đến Đông Nam Á, công ty ông có thể mở một nhà máy ở đó, ông Aoyagi chia sẻ.
Ngay cả các công ty rất thành công cũng cảm thấy có một số nguy cơ rình rập về kinh doanh. Các công ty đó bao gồm Kunki Electronics Co Ltd, sản xuất điện thoại di động và các vỏ máy ảnh cho các thiết bị của Samsung và Panasonic.
Lin Meihui, giám đôc của Kunki rằng công ty vẫn còn đang phát triển và có lợi nhuận. Ông vừa đầu tư 100 triệu Nhân dân tệ (16,3 triệu USD) vào một nhà máy mới tại Thâm Quyến, bắt đầu hoạt động vào đầu năm nay.
Nhưng cho đến nay tất cả những gì mà ông Meihui có thể tìm được chỉ là 440 trong tổng số 550 công nhân cần thiết cho nhà máy của mình để có khả năng hoạt động hết công suất. Ông nói rằng các ngân hàng cũng không muốn cho vay bởi vì công ty của ông đã vượt quá giới hạn tài sản thế chấp. Kinh phí cho các nhà máy sản xuất mới đến từ lợi nhuận trong các năm trước và các khoản vay từ bạn bè.
Đối với ông Đặng Dư Đông, bí thư đảng địa phương, tương lai của Thâm Quyến không phải là sản xuất hàng hóa có giá trị thấp để xuất khẩu bởi vì "có quá nhiều người làm những điều tương tự."
Nhiều trong số các nhà máy còn lại của thành phố, tuy có nhiều vốn và chuyên môn hơn so với những nhà máy đã phá sản, nhưng vẫn dễ bị đối thủ cạnh tranh và vượt trội trong khu vực Đông Nam Á.
Rất nhiều công trường đã mọc lên với hy vọng cứu vãn nền kinh tế sụp đổ ở Thâm Quyến
Những nỗ lực cứu vãn của các nhà lãnh đạo thành phố
Như những lãnh đạo của các địa phương khác phải đối mặt với tốc độ xuất khẩu chậm lại, các lãng đạo của Thâm Quyến đã chuyển sang bất động sản để thúc đẩy nền kinh tế. Trên một con đường chính, ba dự án nhà ở lớn đang được tiến hành với giàn giáo và cần cẩu đã được dựng lên. Thành phố cũng dựa vào các dịch vụ tài chính hay đầu tư vào một công ty bảo lãnh vay vốn và lên kế hoạch cho một công ty cho vay nhỏ để xoay chuyển tình thế.
Lãnh đạo địa phương nói rằng động thái như vậy là một cách để sử dụng hiệu quả mức tài sản tiết kiệm của thành phố, tốt hơn so với cách để số tiền này nằm im trong tài khoản có lãi suất thấp trong các ngân hàng. Nhưng với mối lo ngại lớn về mức nợ ngày càng tăng của Trung Quốc, đây có thể là một khoảng thời gian nguy hiểm để chuyển vào kinh doanh tín dụng.
Chuyển vào bất động sản cũng là một canh bạc, mặc dù một trong số đó cho đến nay đã có một dự án mang lại kết quả tốt cho thành phố.
Trong số các dự án bất động sản lớn nhất có một dự án phát triển biệt thự 270.000 mét vuông được gọi là Blue Mountain. Cụ thể là thành phố tạo ra thu nhập từ sự các dự án tương tự như vậy từ khả năng sở hữu về đất đai. Trong một dự án lân cận, thị trấn đã thực hiện sở hữu 55% cổ phần của toàn dự án.
Các nhà chức trách của Trung Quốc đang đánh cược vào các dự án bất động sản có độ rủi ro cao
Giáo sư kinh tếHồ Biên cho biết các nhà lãnh đạo của Thâm Quyến đang chỉ đạo một sự thay đổi cần thiết trong mô hình kinh tế của thành phố.
"Bí thư cũ của đảng chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất, bí thư mới đang nâng cấp sản xuất và chuyển sang vào các loại hình dịch vụ", ông nói.
Tuy nhiên, giá cả tăng mạnh cho thấy bong bóng tài sản có khả năng sẽ xảy ra. Giá nhà đã tăng gấp đôi kể từ năm 2007 tại Thâm Quyến và các công ty bất động sản đã dùng cách cung cấp từ những cổ phiếu của Apple đến vàng miếng để khích lệ người mua. Nhiều người dân địa phương sở hữu hai ngôi nhà, cho thấy rằng lo ngại cũng như nhu cầu thực tế đã thúc đẩy sự tiêu thụ nhà đất ở Trung Quốc. Mối lo ngại đó đã trở nên phổ biến trên khắp Trung Quốc, trong đó các công trình xây dựng dựa trên ảo giác đã để lại những thành phố ma không người sinh sống và các dự án chết tràn ngập.
Các nhà kinh tế cho rằng, để Thâm Quyến có thể tăng trưởng bền vững hơn, như các thành phố khác của Trung Quốc, một yếu tố quan trọng sẽ là làm cho thành phố hiếu khách hơn đối với người lao động nhập cư để họ có thể ở đó thay vì quay trở về nhà. Điều đó sẽ thúc đẩy nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tại địa phương và tăng năng suất cho các nhà máy cao cấp.
Tương lai mịt mù của người lao động
Khi đến độ tuổi giữa 20, 37% dân cư nông thôn của Trung Quốc sẽ chuyển sang làm việc ở các thành phố, theo một nghiên cứu của Xin Meng, một giáo sư kinh tế tại Đại học Quốc gia Úc. Tuy nhiên, vào thời điểm họ đến giữa những năm 30 tuổi, chỉ còn 18% vẫn còn đang ở xa nhà.
Thâm Quyến chịu tác động nhiều hơn hầu hết các thị trấn ở Trung Quốc do 80.000 người di cư của thành phố. Các trường học cơ bản là một dịch vụ mà cơ quan địa phương có cung cấp cho một số trẻ em, bao gồm cả trẻ em của những người di cư vào thành phố. Điều kiện xét tuyển sẽ được quyết định dựa trên một hệ thống tính điểm bao gồm các tài khoản thanh toán của người nhập cư đối với bảo hiểm xã hội, sở hữu nhà, và sự tuân thủ chính sách một con của Trung Quốc.
Các nhà máy cũng đã mở rộng phạm vi bảo hiểm cho sức khoẻ của người lao động - một yêu cầu được thi hành nghiêm túc ở Thâm Quyến hơn so với một số bộ phận khác của đất nước.
Nhưng các điều kiện để đủ cho con cái học hành cơ bản là quá nặng nề đối với nhiều người di cư. Hầu hết trong số họ quá nghèo để mua một ngôi nhà.
Không có khả năng cho con cái nhập học, nhiều gia đình lao động đang gặp rất nhiều khó khăn
Nhiều người vẫn nghĩ như Lê Bình Bình, một phụ nữ 30 tuổi đến từ Hồ Bắc. Cô nói rằng cô ở Thâm Quyến "chỉ là tạm thời."
Không có bảo hiểm y tế địa phương và không có nơi đảm bảo cho cậu con trai 13 tháng tuổi của cô khi cháu đến tuổi đi học, cô Lê và chồng đang có kế hoạch quay trở lại quê hương.
"Chúng tôi thực sự cần những người lao động như vậy, nhưng từ một quan điểm thực dụng, chúng tôi phải bỏ mặc họ", theo Đặng Mẫn Chang, nhà cầm quyền đứng thứ hai trong chính quyền địa phương Thẩm Quyến.
Viet Bao.vn