ODA tiếp tục giảm sút trong năm 2012
Đăng ngày: 10/4/13Ngày 3/4/2013, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố báo cáo tổng kết của Ủy ban Viện trợ Phát triển (DAC) của tổ chức này cho biết Viện trợ phát triển chính thức (ODA) năm 2012 đã giảm 4% sau khi giảm 2% trong năm 2011.
Cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài và tình trạng suy thoái tại Eurozone đã buộc chính phủ nhiều nước phải cắt giảm ngân sách gây ra hậu quả trực tiếp lên phần ngân sách dành cho viện trợ phát triển, đồng thời lại xảy ra xu thế chuyển việc phân bổ ODA từ các nước nghèo nhất đến các nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, DAC dự báo rằng hoạt động viện trợ sẽ phục hồi ở mức độ vừa phải trong năm 2013.
Trong năm 2012, DAC đã cung cấp khoản ODA trị giá 125,6 tỷ đô la Mỹ, chiếm 0,29% tổng thu nhập quốc dân (GNI) của các nước thành viên, giảm 4% so với năm 2011. Kể từ năm 2010 là năm đạt đỉnh cao, ODA đã giảm 6%, và mức giảm trong năm 2012 là mức giảm lớn nhất kể từ 2007 và cũng là lần đầu tiên ODA giảm 2 năm liền kể từ thời kỳ 2006-07. Mặc dù phải thắt chặt ngân sách và thực hiện các biện pháp khắc khổ, một số quốc gia vẫn duy trì hoặc tăng ngân sách ODA để đạt được mục tiêu mà họ đã đề ra.
Các nước cung cấp nguồn ODA lớn nhất là Mỹ, Vương quốc Anh, Đức, Pháp và Nhật Bản. Trong đó, các nước G7 cung cấp 70% trong tổng số ODA ròng của các nước thành viên ADC trong năm 2012. Mỹ tiếp tục là nước cung cấp ODA lớn nhất đạt giá trị 30,5 tỷ đô la Mỹ trong năm 2012, nhưng cũng giảm đi 2,8% theo giá trị thực so với năm 2011. ODA của 15 nước EU đạt giá trị 63,7 tỷ đô la Mỹ trong năm 2012, giảm 7,4% so với năm 2011.
DCA cho biết việc chuyển ODA đến các nước có thu nhập trung bình ở Viễn Đông, Nam và Trung Á chủ yếu là Trung quốc, Ấn độ, Indonesia, Sri Lanka, Uzbekistan và Việt Nam mà hầu hết các khoản ODA này được thực hiện dưới hình thức tín dụng ưu đãi.
Từ Khóa: TB, KT, Thị Trường, Tín Dụng, Ưu Đãi, Việt Nam, VN,