• Trang chủ
  • Dịch vụ ngân hàng
    • Ngân hàng cá nhân
      Cho vay
      Vay học hành
      Vay sản xuất - kinh doanh
      Vay đầu tư
      Vay mua nhà, ôtô, laptop
      Vay tiêu dùng

      Thẻ
      Thẻ tín dụng
      Thẻ ghi nợ

      Tiết kiệm
      Tiết kiệm tích lũy
      Tiết kiệm có kỳ hạn

      Tài khoản
      Tiền gửi thanh toán
      Tiền gửi có kỳ hạn

      Dịch vụ khác
      Tiện ích ngân hàng
      Giữ hộ tài sản
      Dịch vụ du học
      Séc du lịch
      Dịch vụ bảo lãnh
      Chuyển tiền - Kiều hối
      Thu đổi ngoại tệ
      Thanh toán hóa đơn

    • Ngân hàng doanh nghiệp
      Cho vay
      Tài trợ xuất - nhập khẩu
      Tài trợ vốn lưu động
      Tài trợ dự án

      Tài khoản
      Thu chi hộ
      Tiền gửi doanh nghiệp

      Bảo lãnh
      Bảo lãnh trong nước
      Bảo lãnh ngoài nước

      Thanh toán quốc tế
      Thư tín dụng
      Nhờ thu
      Chuyển - nhận tiền

      Dịch vụ khác
      Bao thanh toán
      Cho thuê tài chính
      Thẻ tín dụng doanh nghiệp
      Dịch vụ tiện ích

  • Ngân hàng
    • Ngân hàng trong nước
    • Ngân hàng nước ngoài
  • Cty tài chính
  • Tin tức
    • Tin tức ngân hàng
    • Tin tức thị trường
    • Ngân hàng và cộng đồng
    • Giá Vàng

    • Chứng Khoán
    • Tỷ Giá
    • Lãi Suất




Sữa “không tươi” vì nhiều Bộ quản lý

Đăng ngày: 12/11/12



Ngay sau khi DĐDN có bài “Sữa tươi bao giờ mới tươi”, DĐDN đã có cuộc trao đổi với PGS TS Nguyễn Đăng Vang - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội để làm rõ hơn vấn đề này.

Ông Vang cho biết, cách đây 3 năm báo chí cũng nói đến việc sữa tươi và sữa hoàn nguyên khi nguyên liệu sản xuất sữa nhập từ Trung Quốc bị nhiễm melamin. Tuy nhiên, sau những xử lý không dứt điểm của cơ quan chức năng, sự việc bị “chìm xuồng”. Những sản phẩm sữa nước được chế biến bằng cách pha thêm nguyên liệu sữa bột, qua xử lý ở nhiệt độ cao thì phải gọi là "sữa hoàn nguyên tiệt trùng", thế nhưng rất nhiều DN vẫn ghi trên nhãn là "sữa tươi tiệt trùng". Đây rõ ràng là hành vi đánh lừa người tiêu dùng và hành vi gian lận thương mại này ngày càng phát lộ.

- Là người làm công tác nghiên cứu khoa học, chắc ông có số liệu để chứng minh cho hành vi “gian lận thương mại” như ông nói ?

Theo thống kê của nhà nước tính đến tháng 10/2011 cả nước có 142.702 con bò sữa, trong đó bò cái vắt sữa là 102.667 con, sản lượng sữa thu được là 345.444 tấn. Hà Nội có 9.655 con bò sữa, trong đó, bò cái vắt sữa là 6.655 con. Vùng Sơn La (Mộc Châu) sở hữu 7.365 con bò sữa, trong đó, bò cái vắt sữa là 3.725 con. TP HCM là 77.329 con, trong đó có 61.245 con bò cái vắt sữa sản lượng là 214.014 tấn. Trong khi đó, bình quân mức tiêu thụ sữa của mỗi người dân đến thời điểm này vào khoảng 15 - 17 lít/ người. Cũng theo nghiên cứu của chúng tôi, với điều kiện tự nhiên của VN hiện nay việc bò sữa cung cấp 100% sữa tươi là không có tính khả thi.

- Nhưng như ông đã nói, thực tế này chúng ta biết từ rất lâu nhưng tại sao đến nay vẫn y nguyên, thưa ông ?

Điều dễ hiểu là vì... quá nhiều cơ quan quản lý. Bộ Công Thương quản lý mảng thị trường tiêu thụ, Bộ NN - PTNT quản lý nguồn cung ứng sữa, Bộ Y tế quản lý chất lượng… Và cũng mặc dù đã có rất nhiều văn bản quy định, hướng dẫn, song lại rất chồng chéo, không phân định rõ trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành, chưa phủ hết các lĩnh vực, có khoảng trống giữa các khâu trong trách nhiệm quản lý liên tục một loại sản phẩm. Vì vậy, thực trạng “cha chung không ai khóc” là điều dễ hiểu.

Hơn nữa, ngay trong công tác quản lý quảng cáo sữa cũng có vấn đề. Theo quy định trước khi quảng cáo DN phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định xem nội dung có trung thực hay không. Nhưng thực tế thì nhiều DN không chấp hành, cứ quảng cáo quá so với chất lượng đã công bố tại cơ quan quản lý có thẩm quyền. Ví dụ, nhiều loại sữa quảng cáo bổ sung thêm DHA làm trẻ thông minh, phát triển trí não. Chất đó có tác dụng đấy, nhưng phải hàm lượng khoảng bao nhiêu, sử dụng như thế nào… chứ chỉ có một phần nhỏ mà quảng cáo rùm beng phát triển trí não, giúp bé thành thiên tài...

- Nhưng khi được hỏi về chế tài xử phạt đối với các DN vi phạm trong kinh doanh sữa, đại diện cơ quan quản lý của Bộ Y tế chỉ khẳng định một câu ngắn gọn rằng: “Cần phải tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm”. Nói như vậy là lâu nay chúng ta chưa xử lý nghiêm ?

Đối với vấn đề thực thi chế tài xử phạt tôi là người ngoài cuộc. Nhưng xét về bình diện chung, thị trường sữa VN là một thị trường cạnh tranh không lành mạnh. Trong câu chuyện này chúng ta cần phải công tâm phân tích rõ những mặt làm được và chưa làm được của từng bộ, tránh tình trạng “đá bóng” trách nhiệm, vì như vậy vô hình trung chúng ta không tạo được tính minh bạch cho thị trường sữa mà càng làm cho nó rối bời thêm mà thôi.

- Vậy theo ông, ở thời điểm này chúng ta nên làm gì ?

Cần có một cuộc kiểm tra tổng thể trên toàn quốc về việc chấp hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng sữa. Đây là thời điểm nước rút, yêu cầu các cơ quan chức năng cần sớm có những quy định chặt chẽ về quy trình sản xuất, chế biến và thông tin minh bạch về nguồn gốc, chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Thứ nhất, cần quy định rõ việc ghi xuất xứ nguyên liệu đầu vào trên bao bì sản phẩm. Ðể cho người tiêu dùng tránh hiểu lầm về xuất xứ nguồn nguyên liệu của "sữa hoàn nguyên", "sữa tươi" cũng như giảm những rủi ro có liên quan đến sức khỏe do sử dụng các sản phẩm sữa không rõ nguồn gốc, các bộ như: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan chức năng sớm xem xét, rà soát lại các tiêu chí, quy định cụ thể về quy cách đặt tên sản phẩm thế nào là "sữa tươi", "sữa hoàn nguyên". Cần ban hành và định nghĩa rõ ràng các tiêu chí về dòng sữa nước.

Hiện tại, ở thị trường VN, các dòng sữa bột nhập ngoại đã ghi đầy đủ các tiêu chuẩn như xuất xứ nguyên liệu đầu vào, nên dòng sữa nước chiếm lớn nhất (72% thị trường nhập bột để làm sữa hoàn nguyên) cũng cần phải ghi rõ các tiêu chí này để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và DN.

Bên cạnh những quy định hiện có trên bao bì sản phẩm như tên gọi, các thành phần dinh dưỡng... DN phải có trách nhiệm công khai xuất xứ nguồn nguyên liệu đầu vào trên bao bì nhãn mác để người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm theo mong muốn. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền bảo đảm về tính chính xác của các thông tin cũng như bảo hộ thương hiệu của sản phẩm đó.

Thứ hai, là các cơ quan chức năng cần rà soát, kiểm tra và phân loại các sản phẩm sữa đang lưu hành trên thị trường. Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng thành lập các Ban kiểm tra liên ngành (đặc biệt có sự vào cuộc của Bộ Công an) để kiểm tra, rà soát lại thị trường sữa, phân loại ngay tất cả các sản phẩm đủ tiêu chuẩn lưu hành và cấm bán các sản phẩm sữa không đủ tiêu chuẩn lưu hành. Từ đó mới bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng cũng như ổn định và tạo môi trường phát triển lành mạnh cho ngành sữa ở VN. Đây được xem là yếu tố sống còn, quyết định sự phát triển minh bạch của thị trường sữa tươi VN.

Thứ ba, xử lý nghiêm các vi phạm. Các cơ quan chức năng cần rà soát, bổ sung và yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất, gia công, kinh doanh sữa phải công khai, minh bạch các thông tin ghi trên bao bì, nhãn mác của sản phẩm. Luật an toàn thực phẩm đã được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011 cần phải được thực thi nghiêm túc, DN vi phạm phải bị xử lý nghiêm và chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật (bị thu hồi giấy phép kinh doanh, xử lý hình sự...). Vì nếu mức phạt không đủ mạnh thì DN vẫn tiếp tục “lập lờ”.

- Đó là các biện pháp trước mắt, còn lâu dài thì sao, thưa ông ?

VN nên thành lập một ủy ban giám sát riêng cho chất lượng ngành sữa. Tôi cho rằng, đây phải là một cơ quan hoàn toàn độc lập - tức không thuộc nhánh các cơ quan điều hành, mà phải thuộc các cơ quan giám sát. Cơ quan này dứt khoát phải nằm ngoài sự điều hành của Chính phủ nhưng để làm được điều này không phải chỉ trong ngày một ngày hai.

- Xin cảm ơn ông !


Theo Mai Thanh
DDDN


Từ Khóa: DN, PT, Nghiên Cứu, Sản Lượng, Việt Nam, VN, Sản Lượng,


Tweet

Các tin tức khác

Nhiều doanh nghiệp tỷ đô lên sàn đầu năm 2017


Đông Nam Á - chiến trường mới của các đại gia Internet Trung Quốc


Những quà tặng được săn đón cho Tết Đinh Dậu


Khách hàng đầu tiên năm 2017 trúng xổ số gần 49 tỷ đồng


Người biểu tình – bài toán an ninh hóc búa trong lễ nhậm chức của Trump


Dồn dập tỷ phú USD mới: Bùng cháy giấc mơ người Việt giàu có


Thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 18.300 tỷ đồng


Thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây... có thể tăng giá nhẹ dịp giáp Tết


Triển vọng kinh tế Việt Nam 2017: Nhiều lý do để phấn khởi


Top 5 chỉ số kinh tế Việt Nam đáng chú ý năm 2016




Tin Ngân Hàng

Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu


Thống đốc tiếp tục yêu cầu kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, BOT, BT


Ngân hàng đã lỗ khi “chơi” với doanh nghiệp lớn


Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam


Tín dụng tiêu dùng cho bất động sản tăng mạnh


Giá vàng hôm nay 2/1: Tín hiệu buồn, ảm đạm đầu năm


Năm 2016: Những đồng tiền mất giá nhiều nhất


Những đồng tiền 'khốn khổ' trong năm 2016




    • Ý Kiến Mới Nhất

      • Tôi đã đăng ký SMS của ngân hàng đầu tư. Vui long cho biết cú pháp nhắn tin qua điện thoại truy vấn số dư ... Lê Thị Thanh Xuân
      • Chào ngân hàng online. Tôi muốn đăng kí dịch vụ mà khi tiền chuyển đến tk của tôi sẽ có tin nhắn đến số ... Nguyễn Đức Thành
      • Cho em hỏi,em muốn mở sổ tiết kiệm tại Ngân Hàng đầu tư chi nhánh Cầu Giấy.Giờ em muốn lấy lại thì phải ... Nguyen Thi thanh Tam
      • Em muốn gửi vàng vào Ngân Hàng ABC có được không ... hoa

Giá vàng 9999 (tr.đ/lượng)

Loại Mua vào Bán ra
SJC
SBJ

Tỷ giá NT( VNĐ )

Ngoại tệ Bán

Từ Khóa

kinh tế khối ngoại việt nam chứng khoán tài chính đầu tư bất động sản tín dụng tin ngân hàng vàng nhận định - bình luận vn – index lợi nhuận kết quả kinh doanh tin thị trường lãi suất cổ phiếu giá vàng nhnn phòng giao dịch hà nội doanh nghiệp giao dịch trái phiếu ngoại tệ kinh doanh bất động sản tổng hợp xuất - nhập khẩu thị trường niêm yết

Tagcloud

Ngân hàng cá nhân
Ngân hàng Doanh nghiệp
  • Cho vay
    • Vay học hành
    • Vay sản xuất - kinh doanh
    • Vay đầu tư
    • Vay mua nhà, ôtô, laptop
    • Vay tiêu dùng

  • Thẻ
    • Thẻ tín dụng
    • Thẻ ghi nợ

  • Tiết kiệm
    • Tiết kiệm tích lũy
    • Tiết kiệm có kỳ hạn

  • Tài khoản
    • Tiền gửi thanh toán
    • Tiền gửi có kỳ hạn

  • Dịch vụ khác
    • Tiện ích ngân hàng
    • Giữ hộ tài sản
    • Dịch vụ du học
    • Séc du lịch
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Chuyển tiền - Kiều hối
    • Thu đổi ngoại tệ
    • Thanh toán hóa đơn

  • Cho vay
    • Tài trợ xuất - nhập khẩu
    • Tài trợ vốn lưu động
    • Tài trợ dự án

  • Tài khoản
    • Thu chi hộ
    • Tiền gửi doanh nghiệp

  • Bảo lãnh
    • Bảo lãnh trong nước
    • Bảo lãnh ngoài nước

  • Thanh toán quốc tế
    • Thư tín dụng
    • Nhờ thu
    • Chuyển - nhận tiền

  • Dịch vụ khác
    • Bao thanh toán
    • Cho thuê tài chính
    • Thẻ tín dụng doanh nghiệp
    • Dịch vụ tiện ích

  • Trang chủ|
  • Dịch vụ ngân hàng|
  • Ngân hàng|
  • Tin tức|
  • Lưu trữ|
  • Liên hệ|
  • Hỏi đáp

Ngân Hàng

  • Ngân Hàng Vietcombank
  • Ngân Hàng BIDV
  • Ngân Hàng Đông Á
  • Ngân Hàng Bảo Việt

 

  • Ngân Hàng ACB
  • Ngân Hàng Sacombank
  • Ngân Hàng VIB
  • Ngân Hàng HSBC

Thông tin

  • Lãi suất
  • Tỷ giá
  • Giá vàng
  • Chứng khoán
  • ATM
  • Tin tức ngân hàng
  • Tin tức thị trường
  • Mua bán
Copyright © 2010 Nganhangonline.com, all right reserved.
Các thông tin trên Nganhangonline.com chỉ mang tính tham khảo.

Link tài trợ: Game Dien Thoai