KT | Thông tin về KT



Ngày 23/1 trong báo cáo công bố của Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cho biết, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới năm 2012 giảm 18% so với năm trước đó, đạt 1.300 tỷ USD.


Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ vừa công bố một báo cáo nghiên cứu, trong đó nhận định rằng Indonesia đứng đầu danh sách chín quốc gia châu Á sẽ gặt hái được nhiều lợi ích nhất từ những cải cách kinh tế gần đây do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công bố mới đây.


Theo Ngân hàng trung ương Italy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này dự kiến sẽ sụt giảm 1% trong năm 2013, cao hơn dự báo âm 0,2% đưa ra hồi tháng 7/2012.


Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist - dự báo trong năm 2013 các nền kinh tế thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có thể tăng trưởng nhẹ lên 5,3%, so với mức tăng 5,2% năm 2012.


Một nghiên cứu mới đây của công ty Price Waterhouse Coopers (PWC) cho rằng đến năm 2050, Australia có nguy cơ bị gạt ra khỏi danh sách Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang phát triển hàng đầu thế giới (G20).


Mới đây, Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc Thịnh Quang Tổ cho biết, quốc gia châu Á này sẽ tiếp tục tăng đầu tư vào lĩnh vực đường sắt trong năm 2013 này, lên hơn 100 tỷ USD.


Ngày 17/1, Chính phủ Ấn Độ đã điều chỉnh một phần giá dầu diezel, theo đó cho phép các công ty kinh doanh mặt hàng này tăng giá đối với khách hàng mua lẻ và mua với khối lượng lớn.


Ngày 16/1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã giải ngân phần cứu trợ 3,2 tỷ euro (4,3 tỷ USD) trì hoãn từ lâu cho Hy Lạp, tạo cơ hội để "Xứ sở Thần thoại" tạm nghỉ lấy hơi trên chặng đường đối phó với khủng hoảng nợ công.


Theo Bộ thương mại Trung Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tháng 12 của nước này giảm 4,5% xuống 11,7 tỷ USD, đánh dấu tháng giảm thứ 13 trong vòng 14 tháng qua.


Lili Yan Ing, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) và đồng thời là giảng viên tại trường Đại học Indonesia, cho rằng Indonesia là một cực mới của tăng trưởng toàn cầu.


Ngày 14/1, tại Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), Diễn đàn Tài chính Châu Á (AFF) lần thứ 6 đã khai mạc, thu hút khoảng 2,000 lãnh đạo các doanh nghiệp và quan chức cấp cao các nước trên thế giới tham gia.


Ngày 14/1, chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed)  Ben Bernanke cho biết, sẽ tiếp tục chương trình kích thích cho đến khi kinh tế phục hồi mạnh mẽ trở lại.


Ngày 7/1 Chính phủ Nhật Bản đã hoàn tất gói kích thích kinh tế khẩn cấp trị giá 10.000 tỷ yên (113 tỷ USD), trong đó, 5.000 tỷ yên được sử dụng cho đầu tư các dự án công cộng.


Năm 2013 mặc dù hứa hẹn nhiều thách thức đối với châu Á trên con đường hướng tới sự tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện, song cũng mang lại những cơ hội mới cho khu vực kinh tế năng động này và toàn thế giới.


Theo cựu nhà kinh tế trưởng tại Morgan Stanley - Andy Xie, lạm phát ở châu Á hiện vẫn được kiểm soát. Tuy nhiên, giá cả tại nhiều nước có thể sớm tăng mạnh, nhất là Đông Nam Á và Ấn Độ.


Chỉ số quản lý sức mua (PMI) tháng 12/2012 của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vừa được Công ty nghiên cứu thị trường Markit công bố đã giảm xuống 46,1 điểm, từ mức 46,2 điểm trong tháng trước đó, và thấp hơn so với ước tính hôm 14/12 là 46,3 điểm.


Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng khoảng 7% trong năm nay, đặc biệt là Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi khác, trong đó có Việt Nam.


Các nhà đầu tư trên toàn cầu đã trải qua một năm 2012 đầy khó khăn với sự suy giảm niềm tin nghiêm trọng. Một số chuyên gia cho rằng hy vọng vẫn còn và cơ hội của các nhà đầu tư trong năm 2013 lớn hơn nhiều so với năm 2012.


Ngày 3/1, Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto thông báo trong năm 2013, quốc gia này có kế hoạch đầu tư trên 70,3 tỷ pesos, tương đương 5, 3 tỷ USD, cho lĩnh vực khoa học-công nghệ, tăng 18% so với năm 2012.


Chiều 2/1, Phó Thủ tướng Nhật Bản kiêm Bộ trưởng Tài chính Taro Aso đã đến thành phố Yangon, bắt đầu chuyến thăm chính thức Myanmar 4 ngày, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.