• Trang chủ
  • Dịch vụ ngân hàng
    • Ngân hàng cá nhân
      Cho vay
      Vay học hành
      Vay sản xuất - kinh doanh
      Vay đầu tư
      Vay mua nhà, ôtô, laptop
      Vay tiêu dùng

      Thẻ
      Thẻ tín dụng
      Thẻ ghi nợ

      Tiết kiệm
      Tiết kiệm tích lũy
      Tiết kiệm có kỳ hạn

      Tài khoản
      Tiền gửi thanh toán
      Tiền gửi có kỳ hạn

      Dịch vụ khác
      Tiện ích ngân hàng
      Giữ hộ tài sản
      Dịch vụ du học
      Séc du lịch
      Dịch vụ bảo lãnh
      Chuyển tiền - Kiều hối
      Thu đổi ngoại tệ
      Thanh toán hóa đơn

    • Ngân hàng doanh nghiệp
      Cho vay
      Tài trợ xuất - nhập khẩu
      Tài trợ vốn lưu động
      Tài trợ dự án

      Tài khoản
      Thu chi hộ
      Tiền gửi doanh nghiệp

      Bảo lãnh
      Bảo lãnh trong nước
      Bảo lãnh ngoài nước

      Thanh toán quốc tế
      Thư tín dụng
      Nhờ thu
      Chuyển - nhận tiền

      Dịch vụ khác
      Bao thanh toán
      Cho thuê tài chính
      Thẻ tín dụng doanh nghiệp
      Dịch vụ tiện ích

  • Ngân hàng
    • Ngân hàng trong nước
    • Ngân hàng nước ngoài
  • Cty tài chính
  • Tin tức
    • Tin tức ngân hàng
    • Tin tức thị trường
    • Ngân hàng và cộng đồng
    • Giá Vàng

    • Chứng Khoán
    • Tỷ Giá
    • Lãi Suất




Thị trường chứng khoán phái sinh: Nhiều cơ hội để “vẫy vùng”

Đăng ngày: 12/30/2016

Những tháng cuối năm 2016, ngành chứng khoán bận rộn với các công việc chuẩn bị cho một bước ngoặt mới: khai trương thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam vào đầu năm 2017.

 Thị trường chứng khoán phái sinh: Nhiều cơ hội để “vẫy vùng”

 


Vui và hay hơn rất nhiều

Ước mơ về sự ra đời thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam của nhiều người sắp trở thành hiện thực, nhưng kinh nghiệm của một số thị trường trong khu vực khiến người viết vừa mừng, vừa lo với bước ngoặt mới này.

Ở mặt lạc quan, tương tự như sản phẩm cho vay ký quỹ (margin), chứng khoán phái sinh dù ở dạng hợp đồng tương lai hay chứng quyền có bảo đảm (covered warrant) đều góp một phần quan trọng trong việc gia tăng tính thanh khoản và hấp dẫn cho thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư, cả tổ chức và cá nhân, có nhiều cơ hội để “vẫy vùng” hơn.

Nhiều chiến lược giao dịch kết hợp tài sản cơ sở với chứng khoán phái sinh, hoặc kinh doanh chênh lệch giá có cơ hội được thực hiện và những kỹ thuật chỉ áp dụng với thị trường nước ngoài nay có thể đem về Việt Nam cho giới đầu tư “cọ xát” và kiếm tiền.

 

ảnh 1

Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh 

Trao đổi với một số người bạn đã từng làm việc ở nước ngoài và nay quay về thị trường Việt Nam, người viết cảm nhận được sự hào hứng về một sân chơi mới này. Số liệu giao dịch từ các thị trường như Đài Loan, Trung Quốc hay Thái Lan cho thấy tính hấp dẫn của thị trường phái sinh với nhà đầu tư chứng khoán khi được triển khai. Nói đơn giản, hoạt động “lướt sóng” sẽ vui và hay hơn rất nhiều khi có phái sinh, nhất là khi thị trường còn giới hạn về bán khống. 

 

Cơ quan quản lý có thể phải chuẩn bị…“nước lạnh”

Tuy nhiên, đặc tính hấp dẫn của chứng khoán phái sinh cũng là điểm nguy hiểm tiềm tàng vì đó là một công cụ sử dụng đòn bẩy cao và đòi hỏi vốn bỏ ra ban đầu thấp. Tính khuếch đại thu nhập và lời lỗ của chứng khoán phái sinh có thể cao hơn sử dụng cho vay ký quỹ nhiều lần, tùy theo độ “mở” của nhà quản lý và tính sáng tạo của người dùng công cụ. Sự tồn tại của chứng khoán phái sinh và margin trên thị trường mở ra cơ hội cho những phương thức “lách” những công cụ quản lý về đòn bẩy một cách tinh vi nhất.

Bài học từ Trung Quốc cho thấy bong bóng của thị trường phái sinh có thể được bơm lên cấp số nhân so với bong bóng của thị trường cổ phiếu cơ sở.

Mặt khác, khi chứng khoán tăng điểm mạnh thì giao dịch trên thị trường phái sinh cũng trở nên phấn khích quá mức, dẫn đến tình trạng “bong bóng”. Trung Quốc đã phải gánh chịu nhiều hậu quả từ những đợt bong bóng chứng quyền giai đoạn 2005 - 2008. Trong giai đoạn này, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng điểm mạnh, giá những sản phẩm phái sinh như chứng quyền cũng bứt phá ra khỏi các nguyên tắc cơ bản.

Một nghiên cứu của Trường Đại học New York chỉ ra rằng, trong giai đoạn 2005 - 2008, có những chứng quyền chắc chắn lỗ nhưng vẫn tăng giá không ngừng và giá thị trường của chúng cao hơn hàng trăm lần so với kết quả mà công thức định giá chứng khoán phái sinh đưa ra.

Bài học từ Trung Quốc cho thấy bong bóng của thị trường phái sinh có thể được bơm lên cấp số nhân so với bong bóng của thị trường cổ phiếu cơ sở. Điều nguy hiểm là nhiều người chạy theo quả bong bóng đó mà không có kiến thức về chứng khoán phái sinh, với hy vọng rằng sẽ kiếm được tiền trước khi bong bóng vỡ. Tình trạng tương tự đã từng xảy ra ở Việt Nam khi chỉ số VN-Index tăng lên hơn 1.000 điểm hay những đợt tăng giá nhờ margin trước đây.

Đòn bẩy tài chính và bong bóng là hai khái niệm không thể tách rời với sản phẩm phái sinh. Mặc dù vậy, không thể vì thế mà không triển khai sản phẩm này. Vấn đề là cơ quan quản lý cần giám sát chặt chẽ hoạt động giao dịch phái sinh, đặc biệt là của những định chế đầu tư nhận tiền ủy thác của nhà đầu tư để giao dịch phái sinh và các công ty chứng khoán.

Nếu công ty chứng khoán bị cuốn vào dòng xoáy mua bán chứng khoán phái sinh bằng tiền của mình và thua lỗ quá nặng thì cần phải đảm bảo những sự cố đó không tạo ra những ảnh hưởng có tính hệ thống đến thị trường (như khiến nhà đầu tư bị mất tiền vì công ty chứng khoán vỡ nợ hoặc thị trường mất thanh khoản). Để làm được điều đó, yêu cầu áp dụng những chuẩn mực khắt khe lên an toàn vốn và tự doanh phái sinh của công ty chứng khoán phải đặt lên hàng đầu.

Ở một khía cạnh khác, sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh mở ra một kênh để các công ty chứng khoán gia tăng việc cho vay ký quỹ dưới dạng các công cụ phái sinh phức tạp nhằm “lách” các quy định về margin. Việc này đã từng xảy ra ở nhiều thị trường như Mỹ, Trung Quốc (ví dụ, công ty chứng khoán hàng đầu của Trung Quốc là Citic Securitites sử dụng các sản phẩm hoán đổi cổ phiếu để lách quy định cho vay ký quỹ bị phanh phui năm 2015).

Nhìn chung, sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh sẽ kéo theo những giao dịch lách luật ngày càng tinh vi để “kéo khách” và đẩy mạnh tài trợ vốn cho đánh cược trên thị trường chứng khoán. “Quy luật” này đã được kiểm chứng tại nhiều thị trường từ Mỹ đến Trung Quốc và khó có thể thay đổi ở thị trường Việt Nam.

Vấn đề sẽ chỉ ở chỗ cân bằng giữa trình độ phát triển của thị trường, nhu cầu “thu hút khách” đến thị trường chứng khoán và an toàn hệ thống. Cân bằng những yếu tố này là cực kỳ khó khăn, nhất là khi thị trường đang hưng phấn mà cơ quan quản lý phải đóng vai trò người “tạt nước lạnh” kịp lúc.

Cần tăng nguồn lực quản lý để hạn chế nguy cơ giao dịch nội gián

Một trong những băn khoăn lớn nhất của người viết nằm ở vấn đề nguồn lực để vận hành cũng như kiểm soát thị trường chứng khoán phái sinh (trọng tâm là nguồn nhân lực và công nghệ) và nguy cơ giao dịch nội gián.

Với một thị trường hấp dẫn và phức tạp hơn đang hình thành, nhóm các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư chắc chắn đang tích cực chuẩn bị nguồn nhân lực và công nghệ để tham gia cuộc chơi mới, ra sản phẩm mới.

Với nguồn lực tư nhân, họ hoàn toàn có thể lôi kéo nhân tài từ bên ngoài về và đầu tư những công nghệ tốt nhất. Câu hỏi đặt ra, cơ quan quản lý làm thế nào có đủ nguồn lực để giám sát các tay chơi ngày càng thông minh sẽ gia nhập thị trường?

 

Tuy còn nhiều băn khoăn với những câu hỏi khi thị trường phái sinh đi vào hoạt động, nhưng chắc chắn đây là một trang mới quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam.


Trong ảnh: Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam trả lời các thắc mắc của thành viên về thị trường chứng khoán phái sinh

Đây không chỉ là câu hỏi cho thị trường Việt Nam mà còn cho hầu hết các nước khác. Cho đến bây giờ, một sự thật là ở hầu hết các nước, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán không có đủ nguồn lực để chạy đua với các tổ chức kinh doanh. Thực tế, từ Mỹ tới Trung Quốc, các tổ chức kinh doanh luôn đi trước một bước và giao dịch nội gián là một trong những mảng tối hết sức phức tạp.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh mở ra cơ hội cho những giao dịch nội gián dưới hình thức mua bán sản phẩm phái sinh. Làm thế nào để kiểm soát giao dịch chứng quyền của cổ đông lớn và cổ đông nội bộ của một công ty niêm yết sẽ khó hơn nhiều lần so với thị trường cổ phiếu cơ sở. Và tìm kiếm bằng chứng của những giao dịch phức tạp kết hợp giao dịch cổ phiếu và chứng quyền để hưởng lợi từ thông tin nội gián cũng sẽ phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn. Tại Việt Nam, khuôn khổ pháp lý và nguồn lực quản lý đã sẵn sàng cho chuyện này?

Tuy còn nhiều băn khoăn với những câu hỏi trước khi thị trường chứng khoán phái sinh đi vào hoạt động, nhưng người viết vẫn tin rằng, đây là một trang mới quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sẽ có nhiều câu chuyện về sự thành công của nhà đầu tư, những đợt sóng mới, có thể là cả bong bóng và những vụ giao dịch nội gián, nhưng chúng đều góp phần giúp cơ quan quản lý và các thành viên thị trường gia tăng hiểu biết để hội nhập tốt hơn.

Vì thế, thay vì chỉ dám đứng xa để nhìn một sản phẩm công nghệ hiện đại, Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn thực sự sử dụng nó. Nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thận trọng trong khi sử dụng chứng khoán phái sinh, sẽ tận dụng được các cơ hội, hạn chế được rủi ro. 

Theo Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh
Theo Đặc san 20 năm thị trường chứng khoán Việt Nam





Theo cafebiz.vn


Từ Khóa:


Tweet

Các tin tức khác

Nhiều doanh nghiệp tỷ đô lên sàn đầu năm 2017


Đông Nam Á - chiến trường mới của các đại gia Internet Trung Quốc


Những quà tặng được săn đón cho Tết Đinh Dậu


Khách hàng đầu tiên năm 2017 trúng xổ số gần 49 tỷ đồng


Người biểu tình – bài toán an ninh hóc búa trong lễ nhậm chức của Trump


Dồn dập tỷ phú USD mới: Bùng cháy giấc mơ người Việt giàu có


Thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 18.300 tỷ đồng


Thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây... có thể tăng giá nhẹ dịp giáp Tết


Triển vọng kinh tế Việt Nam 2017: Nhiều lý do để phấn khởi


Top 5 chỉ số kinh tế Việt Nam đáng chú ý năm 2016




Tin Ngân Hàng

Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu


Thống đốc tiếp tục yêu cầu kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, BOT, BT


Ngân hàng đã lỗ khi “chơi” với doanh nghiệp lớn


Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam


Tín dụng tiêu dùng cho bất động sản tăng mạnh


Giá vàng hôm nay 2/1: Tín hiệu buồn, ảm đạm đầu năm


Năm 2016: Những đồng tiền mất giá nhiều nhất


Những đồng tiền 'khốn khổ' trong năm 2016




    • Ý Kiến Mới Nhất

      • Tôi đã đăng ký SMS của ngân hàng đầu tư. Vui long cho biết cú pháp nhắn tin qua điện thoại truy vấn số dư ... Lê Thị Thanh Xuân
      • Chào ngân hàng online. Tôi muốn đăng kí dịch vụ mà khi tiền chuyển đến tk của tôi sẽ có tin nhắn đến số ... Nguyễn Đức Thành
      • Cho em hỏi,em muốn mở sổ tiết kiệm tại Ngân Hàng đầu tư chi nhánh Cầu Giấy.Giờ em muốn lấy lại thì phải ... Nguyen Thi thanh Tam
      • Em muốn gửi vàng vào Ngân Hàng ABC có được không ... hoa

Giá vàng 9999 (tr.đ/lượng)

Loại Mua vào Bán ra
SJC
SBJ

Tỷ giá NT( VNĐ )

Ngoại tệ Bán

Từ Khóa

kinh tế khối ngoại tổng hợp kinh doanh tin ngân hàng thị trường niêm yết trái phiếu kết quả kinh doanh giao dịch hà nội lợi nhuận tín dụng ngoại tệ vàng cổ phiếu lãi suất bất động sản nhận định - bình luận vn – index bất động sản tin thị trường nhnn doanh nghiệp việt nam đầu tư phòng giao dịch giá vàng xuất - nhập khẩu chứng khoán tài chính

Tagcloud

Ngân hàng cá nhân
Ngân hàng Doanh nghiệp
  • Cho vay
    • Vay học hành
    • Vay sản xuất - kinh doanh
    • Vay đầu tư
    • Vay mua nhà, ôtô, laptop
    • Vay tiêu dùng

  • Thẻ
    • Thẻ tín dụng
    • Thẻ ghi nợ

  • Tiết kiệm
    • Tiết kiệm tích lũy
    • Tiết kiệm có kỳ hạn

  • Tài khoản
    • Tiền gửi thanh toán
    • Tiền gửi có kỳ hạn

  • Dịch vụ khác
    • Tiện ích ngân hàng
    • Giữ hộ tài sản
    • Dịch vụ du học
    • Séc du lịch
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Chuyển tiền - Kiều hối
    • Thu đổi ngoại tệ
    • Thanh toán hóa đơn

  • Cho vay
    • Tài trợ xuất - nhập khẩu
    • Tài trợ vốn lưu động
    • Tài trợ dự án

  • Tài khoản
    • Thu chi hộ
    • Tiền gửi doanh nghiệp

  • Bảo lãnh
    • Bảo lãnh trong nước
    • Bảo lãnh ngoài nước

  • Thanh toán quốc tế
    • Thư tín dụng
    • Nhờ thu
    • Chuyển - nhận tiền

  • Dịch vụ khác
    • Bao thanh toán
    • Cho thuê tài chính
    • Thẻ tín dụng doanh nghiệp
    • Dịch vụ tiện ích

  • Trang chủ|
  • Dịch vụ ngân hàng|
  • Ngân hàng|
  • Tin tức|
  • Lưu trữ|
  • Liên hệ|
  • Hỏi đáp

Ngân Hàng

  • Ngân Hàng Vietcombank
  • Ngân Hàng BIDV
  • Ngân Hàng Đông Á
  • Ngân Hàng Bảo Việt

 

  • Ngân Hàng ACB
  • Ngân Hàng Sacombank
  • Ngân Hàng VIB
  • Ngân Hàng HSBC

Thông tin

  • Lãi suất
  • Tỷ giá
  • Giá vàng
  • Chứng khoán
  • ATM
  • Tin tức ngân hàng
  • Tin tức thị trường
  • Mua bán
Copyright © 2010 Nganhangonline.com, all right reserved.
Các thông tin trên Nganhangonline.com chỉ mang tính tham khảo.

Link tài trợ: Game Dien Thoai