• Trang chủ
  • Dịch vụ ngân hàng
    • Ngân hàng cá nhân
      Cho vay
      Vay học hành
      Vay sản xuất - kinh doanh
      Vay đầu tư
      Vay mua nhà, ôtô, laptop
      Vay tiêu dùng

      Thẻ
      Thẻ tín dụng
      Thẻ ghi nợ

      Tiết kiệm
      Tiết kiệm tích lũy
      Tiết kiệm có kỳ hạn

      Tài khoản
      Tiền gửi thanh toán
      Tiền gửi có kỳ hạn

      Dịch vụ khác
      Tiện ích ngân hàng
      Giữ hộ tài sản
      Dịch vụ du học
      Séc du lịch
      Dịch vụ bảo lãnh
      Chuyển tiền - Kiều hối
      Thu đổi ngoại tệ
      Thanh toán hóa đơn

    • Ngân hàng doanh nghiệp
      Cho vay
      Tài trợ xuất - nhập khẩu
      Tài trợ vốn lưu động
      Tài trợ dự án

      Tài khoản
      Thu chi hộ
      Tiền gửi doanh nghiệp

      Bảo lãnh
      Bảo lãnh trong nước
      Bảo lãnh ngoài nước

      Thanh toán quốc tế
      Thư tín dụng
      Nhờ thu
      Chuyển - nhận tiền

      Dịch vụ khác
      Bao thanh toán
      Cho thuê tài chính
      Thẻ tín dụng doanh nghiệp
      Dịch vụ tiện ích

  • Ngân hàng
    • Ngân hàng trong nước
    • Ngân hàng nước ngoài
  • Cty tài chính
  • Tin tức
    • Tin tức ngân hàng
    • Tin tức thị trường
    • Ngân hàng và cộng đồng
    • Giá Vàng

    • Chứng Khoán
    • Tỷ Giá
    • Lãi Suất




Thu nhập 5 triệu vẫn có tiền tiết kiệm

Đăng ngày: 21/12/12

Tôi hơi chạnh lòng, có phần bức xúc khi nghe chuyện những bạn trẻ thu nhập trên 10 triệu vẫn phải xin tiền bố mẹ.


Nhưng tôi cũng ‘tự sướng’ khi mình thu nhập 5 triệu sống ở Hà Nội vẫn góp tiền tiết kiệm giúp đỡ gia đình ở quê và phòng thân.

Trong khi có những người kêu ca thu nhập trên chục triệu vẫn không đủ sống thì nhiều người khác thu nhập chỉ từ 3 đến 5 triệu một tháng vẫn dư giả và có tiền gửi tiết kiệm hàng tháng. Thời buổi giá cả leo thang, lương thưởng hạn hẹp, nhiều người luôn giữ cho mình tinh thần tiết kiệm, sống và chi tiêu đúng với khả năng của mình. “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” đúng như câu các cụ ngày xưa răn dạy.

Đơn độc phải phòng thân

Khánh Linh, 22 tuổi, ở Tạ Quang Bửu, Hà Nội chia sẻ “Em mới ra trường, lương chỉ có 4 triệu một tháng, thu nhập thêm khoảng 1 -2 triệu không đều nhưng em vẫn giữ cách sinh hoạt như thời sinh viên nên mỗi tháng cũng tiết kiệm được gần 2 triệu đồng.”

Hồi còn là sinh viên mỗi tháng bố mẹ cho Linh 2 triệu, ăn ở sinh nhưng Linh vẫn chi tiêu thoải mái không khi nào phải xin thêm. Linh thuê nhà chung với hai bạn cùng lớp, mỗi đứa 700 nghìn một tháng, ở chung cư mini mỗi phòng khoảng 20 mét vuông nhưng rất thoáng mát sạch sẽ. Điện, nước, internet mỗi tháng 200 nghìn. Tự nấu ăn, mỗi lần về quê bố mẹ lại gói cho trứng gà, rau, quả … nhà trồng được nên mỗi tháng một người hết có 800 nghìn tiền ăn, vừa ngon lại vừa đảm bảo. Thuê nhà gần trường nên không tốn tiền đi lại, mỗi tháng còn dư 300 nghìn tiền tiêu vặt.

“Bây giờ đi làm rồi, chỉ phát sinh thêm tiền đi lại nên mỗi tháng em tiêu hết hơn 3 - 4 triệu, nên em vẫn để dành được ít nhất 1 triệu”, Linh nói.

Linh cho biết số tiền tiết kiệm được tuy không nhiều nhưng cô sẽ dành một phần gửi về cho bố mẹ, phần còn lại tích lũy phòng khi đau ổm, có sự cố mà đơn độc một mình ở Hà Nội. Linh nghĩ, lập nghiệp ở đô thị nhiều vất vả, không ai nương tựa nên phải biết quản lý tài chính hợp lý, tiết kiệm tối đa. Có biết quý trọng đồng tiền chắc chắn sẽ thành công.

 



Ăn cơm nguội có gì đáng buồn?

Quản lý chi tiêu với những người còn độc thân có vẻ đơn giản hơn rất nhiều so với việc phải chi tiêu cho cả một gia đình. Có nhiều bạn tâm sự rằng khi chưa lập ra đình mỗi tháng cũng tiết kiệm được chút ít nhưng từ khi có chồng có con trăm thứ phải tiêu, tính toán sao cho không bị thâm hụt đã là khó chưa nói gì đến tiết kiệm. Thế nhưng có những người thu nhập hàng tháng cả hai vợ chồng chỉ khoảng hơn chục triệu vẫn dư tiền gửi tiết kiệm hàng tháng.

Như anh Sơn chị Phương Anh ở tập thể Thành Công, Ba Đình, Hà Nội là một ví dụ điển hình. Anh Sơn là kĩ sư cơ khí cho một nhà máy ở khu công nghiệp Thăng Long lương tháng 6 triệu đồng, chị Phương Anh là kế toán của một công ty xây dựng lương 5 triệu
đồng một tháng. Gia đình anh chị có một đứa con gái năm nay 4 tuổi học trường mẫu giáo Thành Công. Thu nhập của cả gia đình một tháng 11 triệu đồng, chi tiêu hợp lý mỗi tháng anh chị gửi ngân hàng được 2 triệu đồng.

Hỏi về chi tiêu cụ thể trong gia đình chị Phương Anh cho biết cô con gái nhỏ của anh chị học trường mẫu giáo công học phí và tiền ăn trưa mỗi tháng hết 900 nghìn, tiền ăn cả gia đình khoảng 4 triệu, điện, nước, ga, internet mỗi tháng hết 1 triệu; anh đi làm ở khu công nghiệp có xe đưa đón nên không tốn tiền xăng, còn chị tiền xăng mỗi tháng hết 300 nghìn, tiền tiêu vặt và tiền mừng đám cưới khoảng 3 triệu một tháng. Tính ra mỗi tháng anh chị để dành được khoảng 3 triệu đồng.

Chị kể, nhà mình gần như không có chuyện ăn sáng, du lịch cuối tuần, cải thiện ở nhà hàng. Tất cả ở nhà để tiết kiệm. Buổi sáng không bao giờ ăn ngoài, đa số là cơm nguội hay mỳ tôm vừa chắc bung vừa tiết kiệm. Tôi nghĩ ăn cơm nguội chả có gì đáng buồn, chỉ buồn khi ăn phở sáng nhưng khi bố mẹ ở quê ốm đau không có tiền lo toan.

“Hồi đầu vợ chồng mình làm được đến đâu cũng tiêu hết đến đó, nhưng rồi thấy cứ như vậy mãi nhỡ khi đau ốm hay nhà có việc không biết lấy tiền đâu ra để trang trải nên hai vợ chồng bảo nhau cùng tiết kiệm. Ban đầu lập sổ chi tiêu ghi ra các khoản thu chi rồi cuối tháng điểm lại xem có những khoản nào không thật sự cần thiết thì lấy đó làm kinh nghiệm để tiết kiệm vào tháng sau.” Chị Phương Anh tâm sự.

Sau 3 năm chi tiêu hợp lý gia đình anh chị đã có trong tay cuốn sổ tiết kiệm trị giá hơn 100 triệu đồng. Anh Sơn cho biết khoản tiền này là để đề phòng khi ốm đau và dành cho cô con gái cưng của anh chị ăn học trong tương lai.

 


Hạnh phúc hơn khi tiết kiệm

Tiết kiệm không chỉ đem lại cho mỗi người những khoản tích luỹ nhất định cho tương lai mà trong nhiều trường hợp lại khiến người ta cảm thấy gần nhau hơn. Nhiều chị em mách nhau cách tranh thủ lúc khó khăn, kéo được ông xã quay lại thuở “một túp lều tranh, hai trái tim vàng”, cùng nhau “đồng cam cộng khổ”. Nhiều bà vợ lấy lí do xăng tăng, tốn tiền đi lại nên hai vợ chồng đi chung xe thay vì mỗi người một xe như trước, vừa tiết kiệm lại vừa tình cảm.

Một số bà vợ khác thì kiên quyết cắt giảm chi phí cho việc nhậu nhẹt của những ông chồng ham quán xá với với lý do tiết kiệm chi tiêu gia đình. Nhờ thế, bữa cơm chiều của nhiều gia đình trở nên đầm ấm hơn vì các ông bố về nhà đúng giờ.

Người xưa có câu "buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện". Quả đúng như vậy nhiều người dù điều kiện kinh tế còn khó khăn, thu nhập thấp nhưng biết cách tiết kiệm chi tiêu nên vẫn có “của ăn của để” trong khi có những người thu nhập ổn định lại luôn miệng kêu thiếu thốn.

Nhiều người đánh đồng tiết kiệm và ki bo keo kiệt. Tuy nhiên, hai điều này tuy có những điểm tương đồng nhưng lại là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt. Người ki bo hà tiện chắt bóp từng xu, từng đồng không dám ăn, không dám tiêu. Những người này thường thói quen mua vàng cất trong tủ, họ vẫn hàng ngày tiêu xài dè xẻn và tiền của họ sẽ không lưu thông ngoài xã hội để tạo thêm ra của cải vật chất. Còn những người tiết kiệm thông minh thì tích luỹ tiền để phòng sự cố và để có một khoản tiền cho các kế hoạch lớn trong tương lai.

Tiết kiệm trong cuộc sống không không có nghĩa là trở thành một người kham khổ, ki bo mà là điều chỉnh chi tiêu hợp lý, tránh hoang phí là đang tạo dựng một cuộc sống đầy đủ cho hiện tại và biết tính toán cho tương lai. Đó có hẳn là một hạnh phúc đích thực?

Nhị Anh




Từ Khóa: PT, KT, Thị Trường, Hợp Lý, Hạnh Phúc, Chi Tiêu, Tiết Kiệm,


Tweet

Các tin tức khác

Nhiều doanh nghiệp tỷ đô lên sàn đầu năm 2017


Đông Nam Á - chiến trường mới của các đại gia Internet Trung Quốc


Những quà tặng được săn đón cho Tết Đinh Dậu


Khách hàng đầu tiên năm 2017 trúng xổ số gần 49 tỷ đồng


Người biểu tình – bài toán an ninh hóc búa trong lễ nhậm chức của Trump


Dồn dập tỷ phú USD mới: Bùng cháy giấc mơ người Việt giàu có


Thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 18.300 tỷ đồng


Thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây... có thể tăng giá nhẹ dịp giáp Tết


Triển vọng kinh tế Việt Nam 2017: Nhiều lý do để phấn khởi


Top 5 chỉ số kinh tế Việt Nam đáng chú ý năm 2016




Tin Ngân Hàng

Phòng ngừa rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu


Thống đốc tiếp tục yêu cầu kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản, BOT, BT


Ngân hàng đã lỗ khi “chơi” với doanh nghiệp lớn


Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam


Tín dụng tiêu dùng cho bất động sản tăng mạnh


Giá vàng hôm nay 2/1: Tín hiệu buồn, ảm đạm đầu năm


Năm 2016: Những đồng tiền mất giá nhiều nhất


Những đồng tiền 'khốn khổ' trong năm 2016




    • Ý Kiến Mới Nhất

      • Tôi đã đăng ký SMS của ngân hàng đầu tư. Vui long cho biết cú pháp nhắn tin qua điện thoại truy vấn số dư ... Lê Thị Thanh Xuân
      • Chào ngân hàng online. Tôi muốn đăng kí dịch vụ mà khi tiền chuyển đến tk của tôi sẽ có tin nhắn đến số ... Nguyễn Đức Thành
      • Cho em hỏi,em muốn mở sổ tiết kiệm tại Ngân Hàng đầu tư chi nhánh Cầu Giấy.Giờ em muốn lấy lại thì phải ... Nguyen Thi thanh Tam
      • Em muốn gửi vàng vào Ngân Hàng ABC có được không ... hoa

Giá vàng 9999 (tr.đ/lượng)

Loại Mua vào Bán ra
SJC
SBJ

Tỷ giá NT( VNĐ )

Ngoại tệ Bán

Từ Khóa

kết quả kinh doanh bất động sản doanh nghiệp lãi suất việt nam tin thị trường cổ phiếu nhận định - bình luận hà nội lợi nhuận phòng giao dịch đầu tư nhnn khối ngoại bất động sản kinh tế trái phiếu ngoại tệ giá vàng tin ngân hàng tài chính giao dịch xuất - nhập khẩu chứng khoán tín dụng tổng hợp kinh doanh vàng vn – index thị trường niêm yết

Tagcloud

Ngân hàng cá nhân
Ngân hàng Doanh nghiệp
  • Cho vay
    • Vay học hành
    • Vay sản xuất - kinh doanh
    • Vay đầu tư
    • Vay mua nhà, ôtô, laptop
    • Vay tiêu dùng

  • Thẻ
    • Thẻ tín dụng
    • Thẻ ghi nợ

  • Tiết kiệm
    • Tiết kiệm tích lũy
    • Tiết kiệm có kỳ hạn

  • Tài khoản
    • Tiền gửi thanh toán
    • Tiền gửi có kỳ hạn

  • Dịch vụ khác
    • Tiện ích ngân hàng
    • Giữ hộ tài sản
    • Dịch vụ du học
    • Séc du lịch
    • Dịch vụ bảo lãnh
    • Chuyển tiền - Kiều hối
    • Thu đổi ngoại tệ
    • Thanh toán hóa đơn

  • Cho vay
    • Tài trợ xuất - nhập khẩu
    • Tài trợ vốn lưu động
    • Tài trợ dự án

  • Tài khoản
    • Thu chi hộ
    • Tiền gửi doanh nghiệp

  • Bảo lãnh
    • Bảo lãnh trong nước
    • Bảo lãnh ngoài nước

  • Thanh toán quốc tế
    • Thư tín dụng
    • Nhờ thu
    • Chuyển - nhận tiền

  • Dịch vụ khác
    • Bao thanh toán
    • Cho thuê tài chính
    • Thẻ tín dụng doanh nghiệp
    • Dịch vụ tiện ích

  • Trang chủ|
  • Dịch vụ ngân hàng|
  • Ngân hàng|
  • Tin tức|
  • Lưu trữ|
  • Liên hệ|
  • Hỏi đáp

Ngân Hàng

  • Ngân Hàng Vietcombank
  • Ngân Hàng BIDV
  • Ngân Hàng Đông Á
  • Ngân Hàng Bảo Việt

 

  • Ngân Hàng ACB
  • Ngân Hàng Sacombank
  • Ngân Hàng VIB
  • Ngân Hàng HSBC

Thông tin

  • Lãi suất
  • Tỷ giá
  • Giá vàng
  • Chứng khoán
  • ATM
  • Tin tức ngân hàng
  • Tin tức thị trường
  • Mua bán
Copyright © 2010 Nganhangonline.com, all right reserved.
Các thông tin trên Nganhangonline.com chỉ mang tính tham khảo.

Link tài trợ: Game Dien Thoai